Saigon Saigon Bar, khách sạn Caravelle, Tp.Hồ Chí Minh, Việt Nam
Bên cạnh việc nhìn ngắm toàn cảnh trung tâm thành phố và các vũ điệu salsa Cuba, nguồn gốc lịch sử của Saigon Saigon ở tầng 10 cũng góp phần rất lớn tạo nên sức hút của quán. Sau khi khai trương vào đêm Giáng Sinh năm 1959, không gian tầng thượng thoáng đãng này đã trở thành điểm đến yêu thích của cánh phóng viên quốc tế trong thời chiến và danh sách khách hàng bao gồm những phóng viên kỳ cựu nhất của giai đoạn cuối thế kỷ 20 như David Halberstam, Walter Cronkite, Neil Sheehan, và Malcolm Brown.
Trong cuốn sách bước ngoặt viết về chiến tranh mang tên Dispatches, phóng viên Michael Herr mô tả đây là nơi dừng chân yêu thích của ông và đồng nghiệp. “Vào lúc chập choạng tối, chúng tôi làm đúng những gì mà các phóng viên từng làm trong những câu chuyện khủng khiếp được kể vào năm 1964 và 1965, chúng tôi đứng nhấm nháp rượu trên đỉnh của khách sạn Caravelle, nhìn gió lướt qua mặt sông, gần đến mức một ống kính camera chất lượng có thể chụp được các ký hiệu trên thân máy bay. Chúng tôi có đến hàng tá người trên đó, giống như các nhà quý tộc theo dõi trận chiến Borodino từ trên cao.”
Nên thử: Ciroc Vodka gồm Triple sec, bưởi, việt quất và chanh.
Nằm ở độ sâu bốn mét bên dưới Bamboo Bar là một hầm tránh bom được xây dựng sau chiến dịch ném bom mang tên Sấm Rền của không quân Hoa Kỳ vào năm 1965 và mới được tình cờ phát hiện trong thời gian gần đây. Nữ phóng viên người Philippines Gemma Cruz Araneta – người từng trú tại khách sạn (thời đó được đặt tên là khách sạn Thống Nhất) trong thời gian một tháng vào năm 1968 – là một trong số những người đầu tiên trú lại hầm tránh bom 5 phòng rộng 40 mét vuông này.
Hiện nay, hầm tránh bom là một phần của chương trình tham quan Con đường Lịch sử do khách sạn tổ chức cho du khách. Thunder nhớ lại, “Vào thời điểm đó, hầm tránh bom của khách sạn là một căn phòng dài và hẹp. Tôi nhớ rất rõ. Tôi đã từng nghĩ ‘wow, căn phòng này có thể biến thành một sàn nhảy hấp dẫn…’”. Được sửa chữa cho mục đích an toàn, hầm tránh bom vẫn được duy trì nguyên trạng như khi được tìm thấy. Nước rỉ xuống từ lỗ thông gió. Mạng lưới dây điện cũ lộ ra khỏi cầu dao đã bị rỉ sét nghiêm trọng. Bóng đèn Đan Đông vẫn được gắn chặt vào chuôi đèn. Bốn mươi năm sau khi những quả bom cuối cùng dội xuống thủ đô của Việt Nam, du khách giờ đây có thể mường tượng về những gì đã diễn ra trong những đêm dài dưới hầm trú ẩn, xung quanh là tiếng bom đạn rơi..
Nên thử: Cocktail Graham Green martini gồm rượu rum, nước chanh và nước đường.
Khi EB Gould được bổ nhiệm làm Phó lãnh sự của Vương quốc Anh tại Chiang Mai vào năm 1884, nhận trách nhiệm theo dõi lợi nhuận của các công ty gỗ tếch và chủ trì các buổi họp ngoại giao của Lãnh sự quán Anh, văn phòng của ông là nơi đánh dấu hành trình 90 năm hiện diện của Lãnh sự Anh tại thành phố thịnh vượng phía bắc này. Hầu hết các lãnh sự đều đã sống và làm việc tại tòa nhà lãnh sự quán. Được xây dựng trên sông Ping vào năm 1915, tòa nhà có một phòng họp, nhiều văn phòng, khu nhà ở cho người phục vụ và khu chuồng trại cho bốn chú voi trong biên chế của Vua George V.
Lãnh sự quán là tâm điểm xã hội tại Chiang Mai, và những chữ ký trong cuốn Nhật ký tiếp khách của lãnh sự quán Anh Chiengmai, tính từ tháng 11 năm 1947 đến tháng 4 năm 1953, tiết lộ nhiều điều về lượng khách thường xuyên đến đây. Một số muốn được giúp đỡ hoặc tư vấn, trong khi số khác chỉ đơn giản là bày tỏ sự tôn trọng hoặc thông báo về sự hiện diện của mình. Những bữa ăn tối, trò chơi croquet trên bãi cỏ, tiệc sinh nhật của Đức Vua luôn là những sự kiện lớn được tổ chức hàng năm. Hiện diện trên chính mảnh đất này sau hơn 100 năm, khu nghỉ dưỡng được thiết kế xoay quanh tòa nhà Lãnh sự quán Anh ban đầu và kiến trúc được phục hồi làm không gian Bar và nhà hàng Terrace.
Nên thử: Mae Ping River, gồm rượu rum nhẹ, rượu rum nặng, rượu chanh dây và rượu mơ.
Nhiều năm trước khi trở thành một quán bar trang trọng, vào khoảng đầu thập niên 1900, quán rượu của khách sạn Raffles chỉ đơn giản là “Điểm hẹn của các điền chủ” – một dãy bàn nhìn ra đường Beach Road để các chủ đồn điền từ Malaya ghé thăm có thể chiêm ngưỡng các quý cô đi lại dọc đường Bras Basah. Mọi thứ không có gì thay đổi cho đến khi cổng vào khách sạn bị phá bỏ vào năm 1919 và quán rượu được dời đến phòng khiêu vũ mới rộng 12 mét vuông tại khách sạn Raffles và được đổi tên thành Long Bar.
Có lẽ Long Bar nổi tiếng nhất với thức uống Singapore Sling, do Ngiam Tong Boon – nhân viên phục vụ quầy bar gốc Hải Nam, Trung Quốc pha chế vào năm 1915. Nhà sử học Leslie Danker của Raffles Residence giải thích, “Tong Boon để ý thấy các quý ông trẻ tuổi người Anh ngồi dưới sân hiên và ngắm nhìn các quý cô đi vào khách sạn. Các quý cô không nhất thiết phải uống loại thức uống có cồn, vì vậy, Tong Boon đã tạo ra một công thức. Ông đã sử dụng rượu gin, Benedictine D.O.M, rượu anh đào, rượu Cointreau, nước cốt dứa, nước cốt chanh, một chút rượu đắng và siro lựu nhằm tạo ra một loại thức uống màu hồng để không ai biết được họ đang uống thức uống có cồn. Các quý ông hạnh phúc vì họ có thể mua thức uống mời các quý cô, và khách sạn hạnh phúc bởi họ kiếm được tiền!”. Ngày nay, Long Bar đã được chuyển đến tầng hai và ba của khu mua sắm mới được xây thêm trong quá trình khôi phục khách sạn vào năm 1991 với doanh số lên đến 2000 ly mỗi ngày.
Nên thử: Singapore Sling
Jackie Kennedy đã khơi nguồn cảm hứng cho một số dòng thời trang mang tính biểu tượng nhất của thập niên 1960 và một trong những loại cocktail tiêu biểu nhất của Campuchia: Femme Fatale tại Elephant Bar. Loại cocktail gồm cognac, sâm banh và kem de cassis này kỷ niệm lần dừng chân của Đệ nhất phu nhân tại khách sạn trong chuyến viếng thăm đền Angkor Wat vào năm 1967. “Khi Raffles tiếp quản tòa nhà vào năm 1995, họ đã tìm thấy chiếc ly mà Đệ nhất phu nhân đã từng sử dụng vào năm 1967,” Giám đốc Kinh doanh Gareth Walters cho biết. “Chiếc ly đựng rượu martini Raffles vẫn được trưng bày, cùng với hình ảnh Đệ nhất phu nhân đang uống rượu từ chiếc ly này tại bữa tiệc. Người ta đồn rằng dấu son môi đỏ của Đệ nhất phu nhân vẫn còn lưu lại trên vành ly…”
Nhiều du khách nổi tiếng đến thăm Angkor Wat đều ghé qua nhà hàng của khách sạn – hiện là Elephant Bar – và quán rượu ban đầu ở phía tây suốt từ thập niên 30 đến 60, trong số đó có Charlie Chaplin. Nhưng sự bùng nổ du lịch của Campuchia đã kết thúc đột ngột vào thời Lon Nol và sau đó là chế độ Khmer Đỏ vào những năm 1970. Mãi cho đến sau khi đất nước phải trải qua bốn năm ly tán, diệt chủng và hai thập kỷ đầy gian khó – trong thời gian đó khách sạn là trại tị nạn Chữ thập đỏ, chỗ ở của cán bộ, các cơ quan viện trợ quốc tế và một cơ sở cho nhân viên Liên Hiệp Quốc – du khách bắt đầu quay trở lại và Raffles mới có thể khôi phục lại vẻ huy hoàng của khách sạn trong thời thuộc địa Pháp trước đây.
Nên thử: Femme Fatale được lấy cảm hứng từ Jackie Kennedy