Thương hiệu trọn đời
Marcel Wanders là một trong số ít những nhà thiết kế mà tên tuổi được xây dựng nhờ sự hài hước ấn tượng, tính thẩm mỹ và các phương pháp chế tạo công nghệ cao.
Marcel Wanders là nhà thiết kế người Hà Lan đã trở nên nổi tiếng toàn thế giới nhờ sản phẩm ghế Knotted Chair
Có bất cứ thiết kế nào trong quá khứ mà ông cảm thấy chưa thoả mãn hay mong muốn thiết kế lại không?
Tôi đã có tác phẩm không đẹp đẽ gì khi còn học tại trường thiết kế – nhưng tôi sẽ không nói nó là cái nào đâu bởi nó lẽ ra đáng để biến mất rồi – rồi bỗng nhiên sau đó có một công ty lại thấy nó ổn và sản xuất hàng loạt. Dĩ nhiên là tôi đã rất vui vì điều này, nhưng sau đó tôi vẫn ở lại trường học và không có thêm tí kinh nghiệm nào cả. Sau đó vài năm thì có một dự án khác mà đáng lẽ ra tôi không nên tham gia nhưng hoặc là tôi làm hoặc là 8 người khác bị sa thải, thế là tôi lại tạo ra một sản phẩm mình không ưng ý.
Ngành công nghiệp thiết kế của ông đã thay đổi như thế nào theo thời gian?
Ngành thiết kế của vài thập kỷ trước rất khác so với hiện tại, nhưng xét về tổng thể thì nó không hề dịch chuyển. Điều này bắt nguồn từ thời nhà thiết kế Memphis – nhà thiết kế người Ý tiên phong trong phong trào nghệ thuật hậu hiện đại đầu những năm 1980 – người đã khiến tất cả nghĩ rằng thiết kế là một nền văn hoá riêng biệt. Chính bởi thế mà ngày nay chỉ có những nhà thiết kế quan tâm đến nó thay vì phần lớn đại chúng, khiến thiết kế ngày một trở nên kém khách quan hơn. Công việc thiết kế giờ đây mang đậm tính cá nhân. Tác phẩm được tạo ra bởi một cá nhân độc lập và chính cá nhân này có toàn quyền quyết định về sản phẩm của họ, chứ không phải theo sự nhìn nhận hay đánh giá của một người xem nào đó.
Chủ nghĩa thiết kế hiện đại đang rất thịnh hành. Nhưng ông lại chống đối xu hướng này. Tại sao vậy?
Chủ nghĩa hiện đại là một tư tưởng cũ kỹ trong thiết kế. Nó không phản ánh đúng cái cách mà chúng ta sống trong thời điểm hiện tại. Nó cho rằng quá khứ không liên quan đến tương lai, và chỉ có tương lai mới quan trọng. Nhưng quá khứ là một phần trong chúng ta. Khi tôi còn trẻ, tôi nghĩ rằng công việc trang trí không phải là thứ mà những nhà thiết kế phải làm. Tôi đã đến công ty Giulio Cappellini với ý tưởng cách tân chủ nghĩa cổ điển và sau đó công ty đã bị loại khỏi hội trợ triển lãm nghệ thuật bởi sản phẩm làm ra được đánh giá là trông chẳng hiện đại gì cả. Nhưng tại sao chúng ta lại không thấu hiểu được những sản phẩm mang nét hoài cổ hoặc truyền thống kia chứ? Chúng thực sự rất đẹp và có thể tạo ra được sự kết nối xuyên thời gian, xuyên thế hệ.
Những thiết kế đồ nội thất của ông thường không có ranh giới rõ ràng về tính ứng dụng và nghệ thuật. Theo ông, chúng ta có cần nhấn mạnh về công năng của sản phẩm trong thiết kế hay không?
Sự hữu dụng là điều cốt lõi của sản phẩm. Tôi thấy bực bội với những thứ không hữu dụng mà chỉ có mã ngoài. Thiết kế chỉ nên được thể hiện ra lúc sản phẩm hoạt động, bởi lúc đó người dùng mới chú ý đến nó. Nói đi cũng phải nói lại, cũng có những thứ đề cao thiết kế hơn là chức năng. Ví dụ như một ngôi nhà chắc chắn có công dụng để ở, nhưng nếu nó chỉ có thế thôi thì bạn sẽ không thể thích nó được. Và điều này cũng rất đúng với nhiều thứ khác. Bạn có thể mua một cái ghế đầy đủ chức năng với giá 12.4 đô, nhưng nếu bạn phải trả nhiều tiền hơn thì tức là bạn không phải đang trả tiền cho công năng của nó. Khách hàng không phải là những kẻ ngốc. Mua một chiếc ghế giá 564 đô thì chắc chắn không phải là vì chức năng của nó mà có giá đó rồi. Cây thông Giáng sinh hay đôi giày cao gót thì cũng tương tự. Chúng ta chỉ chăm chăm vào công năng với những thứ mà chúng ta không ưa thích gì, như máy hút bụi chẳng hạn.
Có thiết kế nào của người khác mà ông ước rằng nó là của chính mình không?
Dĩ nhiên rồi. Philippe Starck có thiết kế một phòng vệ sinh rất thú vị dù nơi này không dễ để thiết kế đẹp. Và tôi cũng ước rằng quầy giải khát của Rietveld thuộc về mình, đó là ý tưởng điên rồ nhất của phong cách tối giản. Thực sự kỳ dị luôn đấy, vượt qua cả những giới hạn cao nhất chúng ta có thể nghĩ ra.
Việc mọi người vứt quá nhiều thứ cũ kỹ để kiếm tìm những điều mới mẻ có làm ông lo lắng gì không?
Có chứ. Tôi luôn thích ý tưởng về việc tạo ra những thứ trường tồn mãi mãi, nhưng không nhất thiết là theo nghĩa không thể bị phá vỡ, mà nghiêng về khía cạnh tâm lý hơn. Phần lớn mọi người vứt bỏ đồ đạc không hẳn bởi món đồ đó bị hư hỏng mà bởi vì mối quan hệ giữa họ với món đồ đó đã tan vỡ. Tôi nhớ đến một nghiên cứu sinh ngành thiết kế đã tạo ra một tấm vải dệt mà khi nó bị mòn trong quá trình sử dụng thì sẽ lộ ra lớp hoa văn mới ở bên dưới. Điều này khiến tôi cảm thấy con người rất dở trong việc phải chấp nhận rằng mọi thứ đều sẽ trở nên cũ kỹ. Một thứ gì đó không bị gỉ, không bị nứt. Nhưng không gì lại cũ nhanh hơn đồ mới cả, vì thế tôi thích tạo ra những thiết kế bắt đầu từ sự cũ kỹ. Chúng đã có sẵn những vết nứt, cho nên những người thích chúng sẽ còn có những mối liên hệ lâu dài hơn nữa. Đó chính là sự bền vững.