Những gã khổng lồ đang xây dựng chỗ đứng ở Hollywood có thể mang lại sự thay đổi không chỉ cho nhiều nhãn hiệu của họ, mà còn cho ngành kinh doanh giải trí vốn biết cách kể một câu chuyện hấp dẫn. Tháng 9 năm ngoái, Pinault, chủ tịch và giám đốc điều hành của Kering, đã mua phần lớn cổ phần của CAA với giá 2,8 tỷ USD thông qua tập đoàn đầu tư tư nhân của gia đình ông, Artémis. Kering, một công ty đại chúng do Pinault kiểm soát, không trực tiếp tham gia, nhưng động thái này làm dấy lên suy đoán rằng các nhãn hàng của họ - bao gồm Saint Laurent, Alexander McQueen, Gucci, Balenciaga và Boucheron - có thể hưởng lợi từ các mối quan hệ giải trí, đặc biệt là giữa những người nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ nhất thế giới.
Nhiều tháng sau, Arnault, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của LVMH (cũng là một công ty đại chúng), đã vượt mặt Pinault bằng cách ra mắt một studio giải trí hoàn toàn mới với sự hợp tác của các chuyên gia tiếp thị kỳ cựu ở Hollywood đã từng có thời đầu quân cho CAA. Arnault đặt tên studio là 22 Montaigne Entertainment, theo địa chỉ sang trọng của công ty ông ở quận 8 của Paris, và giao quyền phụ trách cho con trai cả Antoine.
Vào thời điểm công bố thành lập vào tháng 2, thông qua các đối tác mới tại Superconnector Studios, 22 Montaigne được cho là đã đàm phán với các đối tác tiềm năng, chẳng hạn như Imagine Entertainment, do Ron Howard và Brian Grazer thành lập, và Hello Sunshine của Reese Witherspoon. Hello Sunshine, được biết đến với The Morning Show và Big Little Lies, tập trung vào những câu chuyện về phụ nữ, những người tình cờ trở thành người tiêu dùng chính của LVMH. Hãy tưởng tượng những câu chuyện kịch tính được giấu kín trong kho lưu trữ của một công ty sở hữu Louis Vuitton, Christian Dior, Givenchy, Tiffany & Co., và Dom Pérignon, cùng hàng chục tên tuổi hàng đầu khác. Khả năng mà các dự án phim, truyền hình, phát trực tuyến và podcast tập trung vào thương hiệu để đưa các tài liệu từ kho lưu trữ vào cuộc sống thực tế là vô tận.
Những gì chúng ta đang thấy trong thời gian thực là sự sụp đổ của những bức tường truyền thống giữa giải trí và sự xa xỉ - hay nói thẳng hơn là sự tan rã của không gian kể chuyện và quảng cáo. Các hãng thời trang từ lâu đã khéo léo sử dụng các nghệ sĩ đương đại tên tuổi, tranh thủ hợp tác kinh doanh hàng hóa nhằm đưa một chút dấu ấn tri thức vào sản phẩm của họ. Gần đây hơn, tính linh hoạt này đã thâm nhập vào ngành công nghiệp âm nhạc: Pharrell Williams, nghệ sĩ thu âm và nhà sản xuất cực kỳ thành công, không phải là một nhà thiết kế thời trang được đào tạo bài bản nhưng năm ngoái đã được bổ nhiệm làm giám đốc sáng tạo của mảng trang phục nam Louis Vuitton, nơi anh tung ra các video đầy cảm xúc gây náo loạn phố sá Paris với các buổi trình diễn thời trang trong khi sức hút trên mạng xã hội cũng vô cùng ấn tượng. Thời trang hiện đang nhắm thẳng vào màn hình của người tiêu dùng.
Robert Burke, Chủ tịch công ty tư vấn Robert Burke Associates, người có nhiều khách hàng là các nhãn hàng xa xỉ lớn, cho biết: “Các lĩnh vực điện ảnh, nghệ thuật và thời trang ngày nay gắn bó chặt chẽ với nhau đến mức không có sự tách biệt”.
Trước ống kính, thời trang và phim ảnh đã trở nên thân thiết trong nhiều thập kỷ, tận dụng danh tiếng của những người nổi tiếng cho các chiến dịch quảng cáo và kinh doanh trang phục.Các nhà thiết kế đã nuôi dưỡng mối quan hệ chặt chẽ với các ngôi sao - hãy nghĩ đến mối quan hệ cộng sinh giữa Hubert de Givenchy và Audrey Hepburn hoặc cách Giorgio Armani xâm nhập vào ý thức (và tủ quần áo) của chúng ta bằng cách trang bị quần áo cho Richard Gere trong phim American Gigolo. Bộ phim chuyển thể từ The Devil Wears Prada với cốt truyện gần như không liên quan gì đến nhà mốt Ý đã nâng nó lên thành tên tuổi quen thuộc trong những năm 2000, và hình ảnh cô đào Audrey Hepburn trong Breakfast at Tiffany’s vẫn luôn khiến chúng ta thao thức trong suốt hơn sáu thập kỷ qua.
Các bộ phim tài liệu lấy thời trang làm trung tâm, từ Unzipped đến Dior and I năm 1995, đã tỏ ra hấp dẫn một cách đáng ngạc nhiên và các chương trình cạnh tranh gọi là Project Runway kéo dài một cách kỳ lạ. Giờ đây, các công ty hàng đầu đang thừa nhận phim và chỉ là nền tảng quảng cáo: Họ coi chúng như một phương tiện để mở rộng nhu cầu thời trang cao cấp thông qua giải trí, không chỉ qua nước hoa hay ví tiền.
Một trong những điều tò mò về bước gia nhập của Pinault và Arnault vào kinh đô Hollywood là cả hai đều giữ bí mật về một điều gì đó rất công khai. (Cả hai đều từ chối bình luận về bài báo này hoặc không cho bất kỳ giám đốc điều hành nào sẵn sàng tham gia một cuộc phỏng vấn được ghi âm lại.) Trên thực tế, mặc dù thông thường bên mua đưa ra thông báo về tính chất này, nhưng một thông cáo báo chí về việc bán cổ phần CAA đã được gửi đi bởi bên bán, TPG, rõ ràng muốn thông báo về thỏa thuận này với các nhà đầu tư của mình. Pinault đã được trích dẫn trong bản thông cáo báo chí của TPG, lưu ý rằng CAA sẽ bổ sung “sự đa dạng ngày truyền hình không càng tăng, cả về dấu ấn địa lý lẫn hoạt động kinh doanh” vào tài sản 43 tỷ USD của Artémis. Tuy nhiên, ông đã từ chối mọi yêu cầu phỏng vấn. Người phát ngôn lâu năm của ông tại Kering nói rằng CAA là vấn đề đầu tư mang tính riêng tư.
LVMH đã thông báo về việc ra mắt 22 Montaigne, gửi một thông cáo báo chí dài ba trang từ Paris và thực hiện một số cuộc phỏng vấn trên các phương tiện truyền thông với giám đốc điều hành Bắc Mỹ, Anish Melwani, người sẽ quản lý hoạt động của studio cùng với Antoine Arnault, người đứng đầu bộ phận hình ảnh và môi trường của LVMH. Các cuộc phỏng vấn của Melwani dường như được coi là một sai lầm hiếm hoi trong công ty. Khi tin tức này gây chú ý trên toàn cầu - từ Financial Times, Fortune đến Fast Company - LVMH và các đối tác tại Superconnector Studios đã rút lui, tạm dừng tất cả các cuộc phỏng vấn. Một người thân cận với LVMH nói với Robb Report: “Họ rất ngạc nhiên khi thông tin này lại thu hút được nhiều sự chú ý đến vậy”. Arnault và Pinault không phải là người tiên phong trong việc liên kết giữa Hollywood và các thương hiệu tiêu dùng. Waffle Iron Entertainment của Nike, ra mắt vào năm 2021, đã có thỏa thuận ban đầu với Apple TV+ và sản xuất The Day Sports Stood Still cho HBO, cũng như loạt phim tài liệu Promiseland về Ja Morant của Apple TV, hợp nhất nội dung thiên về thể thao với các sản phẩm thể thao của Nike. Trên thực tế, một trong 22 đối tác của Montaigne tại Superconnector, một nhà tiếp thị ở Hollywood tên là Jae Goodman, đã giúp tạo ra Waffle Iron Entertainment - studio sản xuất Air, bộ phim về dòng giày thể thao có doanh thu hàng tỷ đô-la Mỹ mỗi năm do Nike hợp tác với huyền thoại Michael Jordan. Và năm ngoái, Authentic Brands, công ty sở hữu bản quyền trí tuệ cho hàng chục thương hiệu, từ Barneys New York, Elvis Presley cho đến David Beckham, thành lập Authentic Studios để xây dựng các bộ phim, chương trình truyền hình và các hoạt động giải trí khác xung quanh các nhãn hàng của mình.
Cách tiếp cận của hai người Pháp - François- Henri Pinault vui tính, được bạn bè gọi là FHP, và Bernard Arnault tỉ mỉ, được gọi một cách trìu mến là Monsieur Arnault - phản ánh cách họ điều hành đế chế của mình. Ở một khía cạnh nào đó, chúng là hình ảnh phản chiếu chủ nhân khi cả hai đều xây dựng hoạt động kinh doanh từ hàng hóa xa xỉ và liên quan đến những người giàu có. Các văn phòng quản lý tài sản người giàu của họ thậm chí còn nằm cạnh nhau trên một quảng trường yên tĩnh ở Paris, cách Grand Palais không xa, với Financière Agache của Arnault nằm ở số 11 rue François Premier, còn Financière Pinault ở ngay cuối đường số 12.
“Ở một khía cạnh nào đó, việc làm một bộ phim có thể có tác động mạnh hơn một bộ sưu tập theo mùa.”
LVMH lấn át Kering bằng nhiều thức đo. 75 nhãn hàng của Kering có bề dày lịch sử, thường có tuổi đời hàng thế kỷ và tạo ra doanh thu hơn 93 tỷ USD vào năm 2023, trong khi khoảng chục nhãn hàng của Kering còn trẻ hơn và tạo ra doanh thu hơn 21 tỷ USD vào năm ngoái. Các tập đoàn này đã là đối thủ khốc liệt trong nhiều thập kỷ, cạnh tranh với nhau không chỉ về doanh số bán lẻ, mà còn về công ty và nhân tài. Cuộc chiến giành quyền kiểm soát Gucci của họ vào cuối những năm 1990 - khi Tom Ford được cho là nhà thiết kế có ảnh hưởng nhất thương trường (và cha của Pinault, François, đối đầu với Arnault) - đã diễn ra căng thẳng. Những cái tên đáng chú ý thường xuyên qua lại giữa hai người là Hedi Slimane, người đã nhảy từ LVMH (Dior Homme) sang Kering (YSL) và quay lại (Celine).
Trong khi Arnault là một người lập kế hoạch hiệu quả, luôn sắp xếp mọi thứ một cách tập trung thì Pinault có thể thất thường hơn. Việc ưu tiên Hollywood của Arnault có vẻ được tính toán rất ổn, trong khi khoản đầu tư hàng tỷ đôl-a của Pinault cho 56% CAA đã chứng tỏ điều gì đó khiến các nhà quan sát từ cả hai ngành phải đau đầu. Keith Baptista, đồng sáng lập của Prodject, công ty đã tạo nên mối liên hệ ban đầu giữa thời trang và giải trí với các chương trình như Savage x Fenty của Rihanna trên Prime Video, cho biết: “Nếu bạn hỏi tôi ai sẽ cùng mua lại CAA, thì chắc chắn đó không phải là một công ty bắt nguồn từ thời trang và hàng xa xỉ”.
Tuy nhiên, trong thời đại mà những người nổi tiếng là những người có ảnh hưởng có giá trị nhất (hãy nghĩ đến bài đăng thú vị trên Instagram của Anya Taylor-Joy khi cảm ơn Dior, Tiffany và Jaeger-LeCoultre đã thu được 2,6 triệu lượt thích từ 10,4 triệu người theo dõi của cô ấy, hay 283 triệu người theo dõi trên Instagram của Taylor Swift, khiến cô trở thành đế chế truyền thông cá nhân) và khi định hướng sáng tạo thiên về tiếp cận văn hóa hơn là thiết kế trang phục, Pinault hiện có một trong những danh sách tiềm năng nhất hành tinh.
CAA đại diện cho hàng nghìn diễn viên, đạo diễn, người mẫu, nghệ sĩ âm nhạc, vận động viên, huấn luyện viên và các ngôi sao khác. Các đại lý của CAA là một số nhà giao dịch khéo léo nhất thế giới. Công ty có trụ sở sừng sững ở Century City, California, tự hào rằng họ đã đi tiên phong trong việc đưa các công ty tìm kiếm tài năng vào lĩnh vực kinh doanh thể thao, ngân hàng đầu tư, quỹ đầu tư mạo hiểm và các dịch vụ tiếp thị thương hiệu, chưa kể đến việc phát triển một chi nhánh kinh doanh ở Trung Quốc, vốn là thị trường mơ ước nhiệt thành của mọi nhà điều hành ngành hàng xa xỉ.
Các nhà quan sát ở Hollywood cho rằng những người chiến thắng thực sự trong thương vụ này là các đồng chủ tịch của CAA - Bryan Lourd, Richard Lovett và Kevin Huvane - những người có cơ hội bán một phần cổ phần của mình với số tiền lên tới 200 triệu USD, theo một báo cáo trên tờ Financial Times vào tháng 9 năm ngoái. Sau đó là chủ sở hữu trước đây - TPG, công ty dịch vụ tài chính đã bán cổ phần của mình cho Artémis. Lần đầu tiên mua một phần CAA vào năm 2010, TPG đã tìm cách thoái vốn từ khoản đầu tư dài hạn và hiện thực hóa lợi nhuận của mình mà không cần phải đầu tư thêm vào sự phát triển trong tương lai của công ty. Rất ít lựa chọn rõ ràng xuất hiện cho đến khi Pinault xuất hiện.
“Tôi có nghĩ điều đó tốt cho Richard, Kevin và đội ngũ quản lý không? Có,” - một CEO của một công ty đối thủ cho biết, người gợi ý rằng CAA là một thương vụ mua lại để đời mà Pinaults đã thực hiện. Ngoài cổ phần của gia đình ở Kering, CAA sẽ sát cánh cùng những mảng tài sản khác của vị tỷ phú: nhà đấu giá Christie, khu bất động sản Artémis Domaines, đội bóng đá Pháp Stade Rennais F.C., một số khoản đầu tư truyền thông và công nghệ bao gồm cổ phần của chủ sở hữu TikTok ByteDance và một bộ sưu tập nghệ thuật cá nhân thú vị.
Tuy nhiên, vị CEO này đặt câu hỏi liệu gia đình có sẵn sàng đầu tư số tiền bổ sung cần thiết để mở rộng CAA hay không khi các đối thủ của họ, bao gồm United Talent Agency và William Morris Endeavour, thâm nhập vào các lĩnh vực mới trong khi nguồn doanh thu đang thay đổi. “Tôi có nghĩ điều đó tốt cho CAA về lâu dài không? KHÔNG.”
Nhưng từ quan điểm của CAA, Pinault đại diện cho một chủ sở hữu thông minh, giống như TPG, chứ không chỉ là một nhà đầu tư quỹ tư nhân có tầm nhìn ngắn hạn. Người ta dự kiến rằng các ghế trong hội đồng quản trị sẽ do Pinault hoặc phó giám đốc điều hành Artémis của ông, Héloïse Temple-Boyer, người có chân trong hội đồng quản trị của Kering, và Alban Gréget đảm nhận.
Nhưng CAA rõ ràng cũng tin rằng Pinault có thứ gì đó cho mình ngoài tiền mặt. “Ông ấy được biết đến với các mô hình kinh doanh được thúc đẩy bởi nhân tài. Đó là lợi thế của ông ấy so với các quỹ đầu tư tư nhân thông thường,” – một người trong cuộc cho biết. “Chúng tôi chỉ đang ở giai đoạn đầu trong việc tìm hiểu những cơ hội đó là gì.”
Bổ sung thêm vào sự suy đoán về thành công là sự có mặt của vợ Pinault, - Salma Hayek, nữ diễn viên 57 tuổi được đề cử giải Oscar. Pinault, 61 tuổi, thường xuyên có những bức ảnh bị chụp lén trong vị trí tháp tùng Hayek, và các tay săn ảnh không xác định được danh tính nhưng đang giữ áo khoác và túi xách cho Hayek khi cô bận ký tặng người hâm mộ.
CAA hiện đang đại diện cho Hayek. Một người đã làm việc dưới quyền Pinault trong nhiều năm lưu ý rằng nữ diễn viên này thân thiết với một số giám đốc của CAA.
Một số giám đốc điều hành của Hollywood, không ai trong số họ phát biểu chính thức, đã thách thức suy đoán ban đầu rằng việc Pinault kiểm soát CAA sẽ giúp Kering tuyển dụng nhân tài để quảng cáo cho nhãn hàng của mình. Thay vào đó, việc đề xuất những liên minh như vậy có thể làm dấy lên nghi ngờ rằng chúng mang lại nhiều lợi ích hơn cho Kering và CAA về mặt liên kết hợp tác.
Giống như LVMH, Kering cũng đang ủng hộ ít nhất một liên doanh làm phim để hỗ trợ tham vọng giải trí của các thương hiệu dưới trướng. Saint Laurent đã gây chú ý tại Cannes năm ngoái, không chỉ trên thảm đỏ mà còn nhờ sản xuất một bộ phim ngắn của đạo diễn nổi tiếng người Tây Ban Nha Pedro Almodóvar, với sự tham gia của Ethan Hawke và Pedro Pascal, có tên Strange Way of Life.
Đây là phim đầu tiên của Saint Laurent Productions, một công ty sản xuất phim được hãng này thành lập năm ngoái, do giám đốc sáng tạo Anthony Vaccarello phụ trách. Nhà thiết kế này có nhiều dự án hơn trong các tác phẩm của đạo diễn từng đoạt giải Oscar Paolo Sorrentino và các diễn viên nặng ký David Cronenberg, Abel Ferrara, Wong Kar-wai, Jim Jarmusch và Gaspar Noé.
Vaccarello đã thiết kế trang phục cho Strange Way of Life, vì vậy có thể chắc chắn rằng anh sẽ làm điều tương tự cho các bộ phim trong tương lai. Những người thân cận với hãng cho biết công việc kinh doanh này bắt đầu vì Vaccarello, một người yêu thích điện ảnh, đã thúc ép tìm ra phương pháp sáng tạo mới. (Anh ấy không phải là nhà thiết kế đầu tiên nắm bắt được lỗi phim: Tom Ford đã đạo diễn hai bộ phim được đánh giá cao trước khi bán thương hiệu cùng tên của mình cho Estée Lauder vào năm ngoái; giờ đây Tom tập trung toàn thời gian cho việc làm phim.) Tại buổi ra mắt Saint Laurent Productions vào tháng 4 năm 2023, Vaccarello nói với Variety rằng việc làm phim mang lại cho anh “cơ hội mở rộng tầm nhìn của tôi về Saint Laurent thông qua một phương tiện có tính lâu dài hơn so với mảng thời trang, quần áo”.
“Đối với tôi, đó là sự mở rộng tự nhiên sang một lĩnh vực sáng tạo khác mang tính tổng quát và phổ biến hơn.”
Nhà thiết kế cho biết: “Bạn vẫn có thể xem một bộ phim sau 10 hoặc 30 năm nữa nếu nó hay. Ở một khía cạnh nào đó, việc làm một bộ phim có thể có tác động mạnh hơn một bộ sưu tập theo mùa. Đối với tôi, đó là sự mở rộng tự nhiên sang một lĩnh vực sáng tạo khác mang tính tổng quát và phổ biến hơn.”
Màn đổ bộ của các tập đoàn xa xỉ sang kinh đô điện ảnh Hollywood cũng hứa hẹn mang đến nhiều điều mới mẻ và hấp dẫn. Và dù họ đều là những đối thủ của nhau trên thương trường, nhưng các thương vụ đầu tư vào kinh đô điện ảnh Hollywood chắc chắn sẽ khiến cả Pinault lẫn Arnault trở thành những người cùng chiến tuyến, dù là gián tiếp.
Có nhiều khả năng là 22 Montaigne của Arnault sẽ sớm thỏa thuận với CAA của Pinault để thu hút các đạo diễn, biên kịch cũng như các diễn viên ngôi sao. Scarlett Johansson vừa là khách hàng của CAA, vừa là đại sứ thương hiệu Louis Vuitton. Natalie Portman, cũng do CAA đại diện, là đại sứ cho Dior, nhãn hiệu yêu thích của Arnault, và cũng là nhãn hiệu sang trọng đầu tiên mà ông mua khi xây dựng đế chế LVMH.
Những sự kết hợp như vậy không có gì lạ ở Hollywood, nơi các cá nhân đã quen với việc làm việc cho các hãng phim của đối thủ. Tuy nhiên, chưa từng nghe nói đến việc Arnault trả tiền cho Pinault, thông qua CAA, để có được đặc quyền ký hợp đồng với Ryan Gosling cho một bộ phim truyền hình của Netflix. Đó là bộ phim do Steven Spielberg đạo diễn, kể về câu chuyện của một tu sĩ dòng Benedict thế kỷ 17, người thành thạo kỹ năng làm rượu Champagne. Liệu có ai trong chúng ta nghĩ rằng, một bộ phim có tên gọi Dom Pérignon: The Movie do hai ông trùm ngành hàng xa xỉ hợp tác, sẽ được ra mắt?