Chúng ta có thể thấy qua nhiều tấm ảnh những cao nguyên hùng vĩ với rặng núi phủ tuyết trắng, khoác lên mình chiếc áo mang màu sắc của đá phiến và cát, một thế giới hoàn toàn tách rời khỏi văn minh con người. Trước khi chính phủ Trung Quốc trợ cấp cho Tây Tạng vào năm 1952, một số khu vực thuộc Yunnan – bao gồm cả xứ sở hạnh phúc Shangri-la tưởng tượng trong tiểu thuyết Đường chân trời đã mất (Lost Horizon) của James Hilton – cũng thuộc lãnh thổ của Tây Tạng.
KHÔNG GIAN SANG TRỌNG NHIỀU HƠN
Từ khi St Regis mở cửa khách sạn xa hoa đầu tiên ở khu vực cao hơn 3,600m so với mực nước biển tại Lhasa vào năm 2012, hai tên tuổi nổi tiếng toàn cầu khác trong lĩnh vực khách sạn cũng đã mở thêm chi nhánh của mình với công trình 289 phòng tại Shangri-La vào tháng 4 năm ngoái ngay bên cạnh Di sản UNESCO thế giới – Cung điện Potala. Intercontinental sau đó và tháng 8 năm ngoái cũng cho ram mắt chi nhánh 472 với 2,000 phòng và suites. Nhà hàng 10 khung cảnh mở rộng lựa chọn ẩm thực cho du khách thay vì chỉ gói gọn trong những menu Nepal, Trung Quốc và Tây Tạng như ở trung tâm thành phố. Món ăn Tây Tạng tập trung chủ yếu vào cà-ri bò, món hầm, mì lúa mạch và bánh mì, có thể sẽ không phù hợp với khẩu vị của nhiều du khách.
AN TOÀN GIỮA VÙNG ĐẤT NHIỀU XUNG ĐỘT
Đã có thời gian khách du lịch bị cấm nhập cảnh vào Tây Tạng – như vào năm 2008, quãng thời gian khủng hoảng nhất về bạo lực phản Trung Quốc và vào năm 2012, người hy sinh đạt con số kỷ lục. Từ đó, an ninh được thắt chặt để đảm bảo rằng du lịch tại Tây Tạng là một trải nghiệm an toàn. Có nhiều quy định được áp dụng với khách du lịch như phải luôn đi cùng với hướng dẫn viên du lịch đã đăng ký, có thể hơi gò bó với một số người nhưng tất cả để đảm bảo an toàn tối đa cho bản thân bạn. Bảo vệ an toàn cho du khách là một trong những chỉ tiêu tiên quyết của ngành du lịch đang bùng nổ tại Tây Tạng. Vào năm 2013, Tây Tạng đạt lượt khách kỷ lục với 12.9 triệu du khách, con số mà chính quyền Trung Quốc muốn tăng lên đến 15 triệu vào năm 2015.
Mục tiêu này được hỗ trợ nhiều hơn khi du khách vào Tây Tạng từ Trung Quốc (vì những chuyến bay thẳng từ ngoài Trung Quốc đến Tây Tạng đều không được cho phép). Vào năm 2006, Trung Quốc mở tuyến đường sắt Thanh Hải-Tây Tạng, tuyến đường dài 3,757 nối Bắc Kinh đến Lhasa, đi qua 8 tỉnh thành và là tuyến đường sắt cao nhất thế giới ở mức 2,072m – Tuyến đường Tanggula. Đối với nhiều du khách, đây là phương tiện tuyệt vời để ngắm nhìn cảnh vật thay đổi. Điểm cập bến hàng không duy nhất đến Tây Tạng nằm tại sân bay Lhasa Gonggar, lựa chọn đang ngày càng tăng lên cho du khách nước ngoài. Nhiều báo cáo online đã công bố khu vực “đã tiếp nhận 2.76 triệu lượt khách hàng không vào năm 2013, chiếm đến 24.4 phần trăm vào năm 2013”, năm ngoái Tây Tạng cũng đã mở thêm 13 tuyến bay mới.
Bộ mặt Tây Tạng đang thay đổi từng ngày. Rau củ và trái cây đã từng thiếu vắng trong bữa ăn hằng ngày của người dân Tây Tạng vì khí hậu quá khắc nghiệt, cây trồng không thể sinh sống được. Hiện tượng trái đất ấm lên, tuy nhiên, lại có nghĩa rằng cây trồng đã có thể sinh sôi tại vùng đấy này. Nhưng theo đó là điều không may bởi hiện tượng này dẫn đến tình trạng băng tan tại cao nguyên Thanh Hải – Tây Tạng – nơi nhiều nhà nghiên cứu Trung Quốc đã đo được rằng 53,000 km2 diện tích băng tuyết bao phủ nay đã giảm xuống còn 45,000km2 trong vòng 30 năm. Một tác động khác có thể thấy rõ là tại nhiều hồ nước như Yamdrok nổi tiếng, cách Lhasa 45km về phía Đông Nam đang dần tăng lên.
THAY ĐỔI BẢN CHẤT
Không thể chối cãi rằng, Trung Quốc nắm quyền đã mang đến dịch vụ y tế và giáo dục tốt hơn cho người dân Tây Tạng, nhưng chính điều này cũng mang lại không ít lo lắng cho sự hao mòn về truyền thống cũng như tôn giáo nếu họ chỉ đi theo những giá trị hiện đại và xã hội thực dụng. Tại những địa điểm tôn giáo như Cung điện Potala, tu viện Jokhang tại Lhasa và đặc biệt xung quanh Bakhor, có thể thấy nhiều người dân cũng đi vòng quanh như những du khách đến từ nhiều nơi trên khắp thế giới trong nhiều tháng, nằm rập người xuống- hành động mà họ tin rằng sẽ cứu rỗi linh hồn trong kiếp sau.
Trong căn phòng với ánh sáng lờ mờ từ ngọn nến, với nhiều tranh tường và tượng Phật, đức tin chảy mạnh trong người, từ vai qua vai, cầu nguyện chân thành và thêm vào vài thìa mỡ bò để ngọn nến cầu nguyện cháy mãi.
Trong cuộc sống thường ngày, người Tây Tạng miễn cưỡng thay đổi. Tuy nhiên, chút thay đổi nhỏ cũng có thể dễ dàng nhìn thấy được. Trước đây, Cung điện Potala là mái nhà của hàng trăm thầy tu. Cho đến nay, chưa đến 30 thầy tu còn lại chăm sóc cung điện, vai trò tôn giáo của họ cùng dần mất đi vị thế. Nhiều người trẻ chọn con đường trở thành thầy tu đều thấy rằng khó mà giữ trọn lời thề lâu dài, bởi họ không thể cưỡng lại những cám dỗ từ thế giới trần tục.
Cách khoảng 5 giờ đồng hồ lái xe từ Lhasa là thị trấn bụi phủ Gyantse, xứ sở của Kumbum nổi tiếng, ngôi tháp 4 tầng với 100,000 bức tranh tường. Bao quanh là dãy các cửa hàng lưu niệm làm từ bê-tông giản đơn và rải rác nhiều cửa hàng nhỏ lẻ của người Trung Quốc. Nằm phía sau là Old Town, nơi mà nhiều gia đình đã bỏ lại nơi ở của mình để chuyển đến nơi khác sinh sống.
Hiện tại, bạn vẫn có thể nhìn thấy nhiều chú chó bệnh tật nằm ngủ nhiều nơi, những con bò gầy guộc đang gặm cỏ, nhiều đứa trẻ lấm bẩn nhưng gương mặt rạng ngời hanh phúc đang chơi đùa ngoài những ngôi nhà dát đá cuội, những ngôi nhà bị bỏ hoang với cửa sổ nhỏ xíu trang trí bởi những bức tranh rực rỡ và lá cờ của người cầu nguyện. Nếu bạn muốn ngắm nhìn Tây Tạng, không còn thời điểm nào tốt hơn lúc này, hãy đứng lên và ghé thăm ngay bây giờ.