Pont Neuf là cây cầu cổ nhất ở Paris có niên đại từ thế kỷ 16, và mùa hè này, Louis Vuitton đã tuyên bố sở hữu nó. Thương hiệu này đã trang trí bề mặt cây cầu bằng phiên bản vàng của mô-típ bàn cờ Damier đặc trưng và mời một số ngôi sao nổi tiếng nhất thế giới như LeBron, Rihanna, DiCaprio, Beyoncé tham gia sự kiện trên một chiếc thuyền. Bầu không gian dường như sôi động thêm với sự hiện diện của dàn hợp xướng, trong khi những người mẫu, bao gồm cả Stefano Pilati - cựu thiết kế của Zegna - và rapper Pusha T, bước xuống sàn diễn nhuộm tím ánh hoàng hôn ở Paris. Chương trình khép lại với màn trình diễn đầy bất ngờ của Jay-Z. Vuitton đã bổ nhiệm Pharrell Williams làm giám đốc sáng tạo dành cho mảng thời trang nam giới của mình vào tháng 2, nhưng phải đến cảnh tượng xa hoa ngoạn mục này, sự xuất hiện của ông mới được công bố một cách rõ ràng. Cần nhớ rằng, việc bổ nhiệm Williams đã gây ra nhiều tranh cãi trên các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, theo một cách nào đó, việc bổ nhiệm này chỉ đơn giản là sự phát triển của một câu chuyện có lịch sử hơn 100 năm. Chẳng phải là các nhà thiết kế như Chanel, Saint Laurent, Lagerfeld, Armani và Tom Ford đều trở thành người nổi tiếng theo cách riêng của họ đấy sao? Giống như Williams, Ralph Lauren không phải là một nhà thiết kế thời trang được đào tạo theo nghĩa truyền thống, nhưng đã tìm cách mở rộng thương hiệu của mình nhờ sức mạnh của tầm nhìn và gu thẩm mỹ hoàn hảo. Thế nên, việc nhà mốt Louis Vuitton bắt đầu với một nhân vật nổi tiếng toàn cầu và đặc biệt chân thành như Williams cũng đâu phải là chuyện gì quá ghê gớm?

 

Trước khi trả lời, bạn nên xem xét thời điểm hiện tại, thời điểm mà thật khó để biết đâu là nơi thế giới giải trí kết thúc và thế giới thời trang bắt đầu. Các cầu thủ NBA bước đi trong phòng thay đồ của họ như thể đang sải bước trong những buổi trình diễn trên sàn catwalk cá nhân, nhóm tiếp thị phim Barbie đã tạo nên cơn sốt trên toàn cầu bằng cách sử dụng màu hồng trong suốt mùa hè (hẳn bạn còn nhớ đến Ryan Gosling trong bộ vest Gucci màu hồng phấn tại buổi ra mắt phim), và The New York Times đã đăng không ít bài báo về bộ phim Succession (Kế nghiệp) của HBO trong mùa cuối cùng.

 

Nói cách khác, việc bổ nhiệm Williams có thể được coi là đỉnh cao của sự hợp nhất lâu dài giữa thời trang và giải trí. Robert Burke, người sáng lập Robert Burke Associates, một công ty tư vấn bán lẻ cao cấp, cho biết: “Tham vọng của LVMH không chỉ dừng lại ở hàng tiêu dùng, mà chạm đến cuộc sống của người tiêu dùng cao cấp ởmọigócđộ,chodùđólà thời trang, trang sức, phụ kiện, đồ uống, hay thậm chí cả khách sạn”. Vuitton cũng đang nói điều tương tự khi tự coi mình trong những năm gần đây là “ngôi nhà văn hóa”.

 

Do đó, những gì họ cần ở Williams trong bối cảnh này đã vượt xa vai trò giám đốc sáng tạo truyền thống trong việc thiết kế các bộ sưu tập để trở thành một thứ gần giống với hình đại diện thương hiệu - một phần là nhà thiết kế, phần kia - nghệ sĩ, phần nữa - người có ảnh hưởng, phần khác nữa - phát ngôn viên, và phần cuối cùng - người tổ chức sự kiện.

 

Williams có thể khai thác các nguồn lực và cơ sở hạ tầng tại LV để biến những sáng tạo và ý tưởng của mình thành hiện thực. Có thể nói, người đàn ông đã làm lu mờ toàn bộ chương trình phát sóng giải Grammy 2014 chỉ bằng chiếc mũ nâu của Vivienne Westwood giờ đây sẽ tạo dựng những khoảnh khắc sáng chói như vậy cho Louis Vuitton.

 

Burke cho biết rằng, vai trò của Williams “là nhìn thấy bức tranh toàn cảnh hơn cũng như định hướng phát triển sản phẩm”. Ông gọi đó là hình thức “đôi bên cùng có lợi”. “LV có được nhà thiết kế nổi tiếng, người cóthểgiữđượcsựthúvịvà mới mẻ cho thương hiệu, trong khi Williams giúp thương hiệu tạo ra một mạng lưới rộng lớn gồm người nổi tiếng, nghệ sĩ giải trí và vận động viên hàng đầu thế giới”.

 

Tuy nhiên, điều đó cũng không phải là không có rủi ro. Đầu tiên, tất cả các công việc không chính thức của Williams cũng sẽ là bán thời gian: Giám đốc điều hành LV Pietro Beccari gần đây đã xác nhận rằng Williams được yêu cầu dành 1/3 số giờ làm việc của mình cho Louis Vuitton - một sự thừa nhận đáng kinh ngạc. (Hãy tưởng tượng ngay cả nhà thiết kế tên tuổi nhất cũng dành 2/3 nỗ lực chuyên môn của mình ở nơi khác trong một vai trò tương tự.) Thêm vào đó, phần lớn phép thuật thời trang của Williams đến từ sở thích đặc trưng - cách anh kết hợp giữa sang trọng và thị trường đại chúng, trang phục dạo phố và trang phục lịch sự - cũng như tài năng thiên bẩm của anh cho những món phụ kiện ngẫu hứng và bất ngờ.

 

Liệu Williams có mất đi phần nào sự năng động đó khi về chung nhà với Vuitton không? Và dù Williams là đối tác, nghệ sĩ và doanh nhân, nhưng sự hợp tác của những người nổi tiếng luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra bê bối (ví dụ trường hợp của Kanye và Adidas) hoặc mất đi lượng người hâm mộ.

 

Cuối cùng, đó hoàn toàn không phải là về Louis Vuitton hay Williams - mà về những gì xảy ra tiếp theo, đối với những người khác. Người nổi tiếng gắn với sự cường điệu, và cỗ máy cường điệu cần được cung cấp năng lượng; không khó để tưởng tượng những tác động cực kỳ rời rạc của ngành công nghiệp thời trang đột nhiên buộc phải theo đuổi Q-Rating trên các kênh để tìm ra cơ hội cộng sinh tiếp theo với công chúng. Như vậy, liệu vai trò của nhà thiết kế ở ngôi nhà danh giá nhất có trở nên khác biệt đôi chút so với vai trò của một đầu bếp nổi tiếng với dòng dụng cụ nấu nướng tại Saks?

 

Ngoài ra, cần phải nói đến quyền lực vô song của người nổi tiếng, được minh họa bằng thực tế là chúng ta vừa dành hơn 1.000 từ để thảo luận về trang phục của Williams tại Louis Vuitton mà không đề cập đến chính món quần áo đó. Và nếu như buổi trình diễn đầu tiên của Williams đã diễn ra dưới ánh hoàng hôn thì đối với Louis Vuitton, đó lại là một ngày mới tràn đầy sinh khí.


Ảnh minh hoạ: Lars Leetaru