Vào cái hồi mà hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa đang đầm ấm phát triển, thì không cứ ở ta mà còn ở nhiều nước anh em khác, có hẳn một thời của đồng phục. Đó là một đoạn thời gian tần tảo đẫm đầy cảm động, mọi người đều chung nhau một kiểu thời trang rất đặc trưng. Nó vừa như thô ráp bình dị của nhan nhản đám đông, lại vừa như lác đác có tinh tế cá nhân, cho dù cá nhân đó cố vất vả vượt thoát ra khỏi nhạt nhòa tập thể.
Đồng phục đuợc hiểu nôm na như là một mẫu thời trang quần áo được thiết kế dành riêng cho nhiều người có cùng chung một đặc điểm nghề nghiệp nào đấy. Ví như quân đội, ví như công an hay công nhân của ngành vệ sinh môi trường chẳng hạn. Không cần nhìn phù hiệu, chỉ cần nhìn trang phục là biết ngay họ thuộc ngành nghề nào. Thế nhưng xúc động thay, ở hồi trong trắng bao cấp, bất kể từng vùng miền, bất kể bạn là ai, hầu như tất cả đều ăn mặc đồng phục. ở nông thôn là màu nâu, ở các đô thị lớn là màu sẫm. Sáng hơn một tý là màu xanh “công nhân”. Và sáng nhất là màu áo trắng của bọn học trò và đám công chức. “Đì dai” thì nhất loạt, áo sơ mi nữ khác sơ mi nam là nhờ hai vệt “chiết ly” ngực. Quần Âu cũng vậy, nam nữ chỉ khác nhau ở cái cửa quần (thường là cài khuy, thỉnh thoảng mới có phéc-mơ-tuya), còn đâu già trẻ lớn bé mặc giống y xì nhau tuốt tuột. Con trai mặc lại quần của bố, con gái mặc lại áo của mẹ. Có những bộ quần áo được may bằng loại vải tốt, kiểu như Kaki Liên Xô hay Gabađin Trung Quốc, thì đến đời cháu vẫn có thể dùng.
Không chỉ thời trang đồng phục, mà sự ăn sự uống cũng đương nhiên “đồng phục”. Gạo “mậu dịch” đấy, mỳ “mậu dịch” đấy, quý hơn là mảnh cá bể vụn hay miếng đậu phụ vỡ thì cho dù khéo tay nấu nướng, “mơ niu” thực phẩm của mọi nhà cũng nhang nhác tần tảo như nhau. Và đã ăn “đồng phục”, mặc “đồng phục” thì hiển nhiên yêu cũng “đồng phục”. Hầu như tất cả những lời tỏ tình từ đàn ông, ngôn từ đều đẫm đầy chân thành đơn giản không hề khác. Lời yêu mà phức tạp, chắc chắn chỉ có từ mồm thằng Sở Khanh. Hầu như tất cả những người vợ đều tuyệt đối chung thủy, làm gì có những loại rửng mỡ quay quắt ngoại tình. Tinh thần đồng phục kết tụ mọi người cùng nhìn về một hướng, cùng chung tay làm một việc. Có thể nói, những phẩm chất cao cả nhất được chắt lọc ra từ tinh thần đồng phục đó, đã làm lên những thắng lợi vĩ đại trong công cuộc thống nhất đất nước vốn dĩ đầy đau thương này.
Trong cái không khí đến cả hoa cũng nở một mầu tập thể ấy, thời trang bao cấp ở Hà Nội vẫn có những tinh tế rất riêng. Cho dù là đồng phục vỏ áo bông xanh công nhân, cho dù là quân phục đồng loạt mầu bộ đội thì những chàng và nàng mặc nó trông cũng rất khác. Hoặc “mơi” buông một nút khuy ngực, hoặc lơi lả phanh hết cúc khoe cái áo len ghi sáng bó sát bên trong. Nghĩ cho cùng, thời trang có đắt tiền cầu kỳ đến đâu thì cái phong độ của người mặc vẫn là sự quyết định, để thời trang đó thăng hoa thành độc đáo sang trọng.
Ngày nay thời trang đã cầu kỳ tối tân tha hồ lựa chọn. Không kể hàng thửa “bespoke”, mà ngay cả những thứ hàng hiệu cũng nhan nhản rắc rối riêng biệt. Có điều, tuy quần áo thật khác nhau nhưng mặt mũi của bất kỳ ai cũng vô hồn giống hệt nhau. Cứ nhìn đám người mẫu thì biết. Phải chăng, thời nay mới chính là thời của “đồng phục”.
Đồng phục đuợc hiểu nôm na như là một mẫu thời trang quần áo được thiết kế dành riêng cho nhiều người có cùng chung một đặc điểm nghề nghiệp nào đấy. Ví như quân đội, ví như công an hay công nhân của ngành vệ sinh môi trường chẳng hạn. Không cần nhìn phù hiệu, chỉ cần nhìn trang phục là biết ngay họ thuộc ngành nghề nào. Thế nhưng xúc động thay, ở hồi trong trắng bao cấp, bất kể từng vùng miền, bất kể bạn là ai, hầu như tất cả đều ăn mặc đồng phục. ở nông thôn là màu nâu, ở các đô thị lớn là màu sẫm. Sáng hơn một tý là màu xanh “công nhân”. Và sáng nhất là màu áo trắng của bọn học trò và đám công chức. “Đì dai” thì nhất loạt, áo sơ mi nữ khác sơ mi nam là nhờ hai vệt “chiết ly” ngực. Quần Âu cũng vậy, nam nữ chỉ khác nhau ở cái cửa quần (thường là cài khuy, thỉnh thoảng mới có phéc-mơ-tuya), còn đâu già trẻ lớn bé mặc giống y xì nhau tuốt tuột. Con trai mặc lại quần của bố, con gái mặc lại áo của mẹ. Có những bộ quần áo được may bằng loại vải tốt, kiểu như Kaki Liên Xô hay Gabađin Trung Quốc, thì đến đời cháu vẫn có thể dùng.
Không chỉ thời trang đồng phục, mà sự ăn sự uống cũng đương nhiên “đồng phục”. Gạo “mậu dịch” đấy, mỳ “mậu dịch” đấy, quý hơn là mảnh cá bể vụn hay miếng đậu phụ vỡ thì cho dù khéo tay nấu nướng, “mơ niu” thực phẩm của mọi nhà cũng nhang nhác tần tảo như nhau. Và đã ăn “đồng phục”, mặc “đồng phục” thì hiển nhiên yêu cũng “đồng phục”. Hầu như tất cả những lời tỏ tình từ đàn ông, ngôn từ đều đẫm đầy chân thành đơn giản không hề khác. Lời yêu mà phức tạp, chắc chắn chỉ có từ mồm thằng Sở Khanh. Hầu như tất cả những người vợ đều tuyệt đối chung thủy, làm gì có những loại rửng mỡ quay quắt ngoại tình. Tinh thần đồng phục kết tụ mọi người cùng nhìn về một hướng, cùng chung tay làm một việc. Có thể nói, những phẩm chất cao cả nhất được chắt lọc ra từ tinh thần đồng phục đó, đã làm lên những thắng lợi vĩ đại trong công cuộc thống nhất đất nước vốn dĩ đầy đau thương này.
Trong cái không khí đến cả hoa cũng nở một mầu tập thể ấy, thời trang bao cấp ở Hà Nội vẫn có những tinh tế rất riêng. Cho dù là đồng phục vỏ áo bông xanh công nhân, cho dù là quân phục đồng loạt mầu bộ đội thì những chàng và nàng mặc nó trông cũng rất khác. Hoặc “mơi” buông một nút khuy ngực, hoặc lơi lả phanh hết cúc khoe cái áo len ghi sáng bó sát bên trong. Nghĩ cho cùng, thời trang có đắt tiền cầu kỳ đến đâu thì cái phong độ của người mặc vẫn là sự quyết định, để thời trang đó thăng hoa thành độc đáo sang trọng.
Ngày nay thời trang đã cầu kỳ tối tân tha hồ lựa chọn. Không kể hàng thửa “bespoke”, mà ngay cả những thứ hàng hiệu cũng nhan nhản rắc rối riêng biệt. Có điều, tuy quần áo thật khác nhau nhưng mặt mũi của bất kỳ ai cũng vô hồn giống hệt nhau. Cứ nhìn đám người mẫu thì biết. Phải chăng, thời nay mới chính là thời của “đồng phục”.