Thú chơi là những trò mà người ta vô tình cố ý bày ra để thoả mãn một vài sở thích của chính mình. Ở đám đàn ông, việc ham chơi không những được xem là một “nết” mà còn có thể huênh hoang hãnh diện thậm chí cay đắng coi đó là một thành tích. Thi hào lãng tử đời Đường là Đỗ Mục sau hơn mười năm lăn lóc khắp các kỹ viện Dương Châu đã chua chát ngông nghênh tủi thân tự hào “Vang khắp lầu xanh tiếng bạc tình”. Nhà thơ thành Nam Trần Tế Xương cũng tự vịnh “Vị Xuyên có Tú Xương. Dở dở lại ương ương. Cao lâu thường ăn quịt. Thổ đĩ quen chơi lường”. Nhưng ngẫm cho cùng thì cả Đỗ Mục lẫn Tú Xương vẫn chỉ là những kẻ tài hoa ít tiền nên miễn cưỡng giang hồ vặt. Thú chơi ở họ luôn nghẹn ngào âm hưởng của kẻ sĩ bần cùng sinh bất phùng thời.
Khi tới một tầm của sự thành danh, của sự giàu có, thường người ta loay hoay tìm cách thư giãn. Thời xa xưa, vua chúa hoặc các thân vương trong hoàng tộc ưa thích việc đi săn. Còn thời hôm nay của ngày bây giờ, các thương gia các chính trị gia có điều kiện thì chọn chơi golf hoặc cùng lắm là chơi tennis. Thú đi săn hay lắm. Trước cuộc săn, người ta phải “quy hoạch” cả một cánh rừng rộng. Chuyện an ninh là chuyện nhỏ, chuyện lớn là làm sao phải tìm được thật nhiều những loại thú quý và hiếm mà thả vào đấy. Thú tuy hoang dã nhưng đại loại cũng phải biết lễ nghi, có vồ thì vồ bọn hèn hạ gia nô chứ đừng có vồ kẻ sang người quý. Thế nên mới có giai thoại là nhà vua đi săn, gương hết lực cung bắn trúng một con gấu. Trước khi gấu ngã, bỗng nó lảo đảo đọc một bài thơ tuyệt mệnh. Vị đại thần khoác da gấu đấy về sau được ngấm ngầm truy phong, con cháu vài ba đời âm thầm hưởng chế độ liệt sĩ. Chơi Golf thời nay tuy không cầu kỳ hoang phí đến vậy, nhưng trong túi không có bạc triệu thì khát khao được chơi muôn đời là khao khát.
Tuy nhiên, ở những kẻ đã sang không phải ai cũng ham mê một “hóp bi” xa xỉ. Có những người từ bé sinh ra trong nhung lụa, lúc lớn đàng hoàng yên vị ở ngôi cực phẩm, danh lợi quanh mình ầm ầm như sóng cồn nhưng lại cực kỳ yêu thích những trò thư giãn mang đậm nét bình dân. Vua người Pháp Louis 16 si mê sửa khóa và ông sửa khoá vô cùng giỏi. Ông thường xuyên trốn hội nghị hội thảo quốc gia đại sự để một mình lăm lăm tuốc-nơ-vít tỉ mỉ hàng giờ bên các cánh cửa. Người ta bảo, những ổ khoá mỹ thuật nhất tinh vi nhất còn ở cung điện Versailles cho đến ngày hôm nay đều là sản phẩm của ông vua có sở thích lập dị này. Hoàng đế Trung Hoa Minh Hy Tông lên ngôi năm 1621, cực kỳ thích nghề mộc. Tương truyền đồ gỗ do chính tay ông làm ngày cả thợ khéo trong thiên hạ cũng không ai bì kịp. Bọn gian thần nệ vào sở thích đấy của vua mà thao túng triều đình. Bọn họ cứ chọn lúc vua đang mải bào gỗ mà sàm tấu bậy bạ để hại những trung lương công thần. Một danh sĩ cùng thời có làm bài tứ tuyệt trêu Minh Hy Tông, câu cuối là đẽo cả giang sơn chẳng biết gì. Thật là một sở thích quái lạ, cổ kim đằng đẵng tuyệt nhiên không thấy lặp lại.
Nói chung đàn ông có tài hầu hết toàn ham chơi. Và những người vừa biết chơi vừa biết làm đa phần đều trung thực phóng khoáng vị tha cao thượng. Nên không hẳn là quá lạ, khi khá nhiều người ham chơi đã lưu danh ở lịch sử bằng những sự nghiệp vĩ đại.
Khi tới một tầm của sự thành danh, của sự giàu có, thường người ta loay hoay tìm cách thư giãn. Thời xa xưa, vua chúa hoặc các thân vương trong hoàng tộc ưa thích việc đi săn. Còn thời hôm nay của ngày bây giờ, các thương gia các chính trị gia có điều kiện thì chọn chơi golf hoặc cùng lắm là chơi tennis. Thú đi săn hay lắm. Trước cuộc săn, người ta phải “quy hoạch” cả một cánh rừng rộng. Chuyện an ninh là chuyện nhỏ, chuyện lớn là làm sao phải tìm được thật nhiều những loại thú quý và hiếm mà thả vào đấy. Thú tuy hoang dã nhưng đại loại cũng phải biết lễ nghi, có vồ thì vồ bọn hèn hạ gia nô chứ đừng có vồ kẻ sang người quý. Thế nên mới có giai thoại là nhà vua đi săn, gương hết lực cung bắn trúng một con gấu. Trước khi gấu ngã, bỗng nó lảo đảo đọc một bài thơ tuyệt mệnh. Vị đại thần khoác da gấu đấy về sau được ngấm ngầm truy phong, con cháu vài ba đời âm thầm hưởng chế độ liệt sĩ. Chơi Golf thời nay tuy không cầu kỳ hoang phí đến vậy, nhưng trong túi không có bạc triệu thì khát khao được chơi muôn đời là khao khát.
Tuy nhiên, ở những kẻ đã sang không phải ai cũng ham mê một “hóp bi” xa xỉ. Có những người từ bé sinh ra trong nhung lụa, lúc lớn đàng hoàng yên vị ở ngôi cực phẩm, danh lợi quanh mình ầm ầm như sóng cồn nhưng lại cực kỳ yêu thích những trò thư giãn mang đậm nét bình dân. Vua người Pháp Louis 16 si mê sửa khóa và ông sửa khoá vô cùng giỏi. Ông thường xuyên trốn hội nghị hội thảo quốc gia đại sự để một mình lăm lăm tuốc-nơ-vít tỉ mỉ hàng giờ bên các cánh cửa. Người ta bảo, những ổ khoá mỹ thuật nhất tinh vi nhất còn ở cung điện Versailles cho đến ngày hôm nay đều là sản phẩm của ông vua có sở thích lập dị này. Hoàng đế Trung Hoa Minh Hy Tông lên ngôi năm 1621, cực kỳ thích nghề mộc. Tương truyền đồ gỗ do chính tay ông làm ngày cả thợ khéo trong thiên hạ cũng không ai bì kịp. Bọn gian thần nệ vào sở thích đấy của vua mà thao túng triều đình. Bọn họ cứ chọn lúc vua đang mải bào gỗ mà sàm tấu bậy bạ để hại những trung lương công thần. Một danh sĩ cùng thời có làm bài tứ tuyệt trêu Minh Hy Tông, câu cuối là đẽo cả giang sơn chẳng biết gì. Thật là một sở thích quái lạ, cổ kim đằng đẵng tuyệt nhiên không thấy lặp lại.
Nói chung đàn ông có tài hầu hết toàn ham chơi. Và những người vừa biết chơi vừa biết làm đa phần đều trung thực phóng khoáng vị tha cao thượng. Nên không hẳn là quá lạ, khi khá nhiều người ham chơi đã lưu danh ở lịch sử bằng những sự nghiệp vĩ đại.