1. Tiffany & Co.
Bộ sưu tập
Blue Book – bộ sưu tập thường niên luôn được giới mộ điệu săn đón – trình làng một số viên kim cương cũng như đá quý độc đáo và hiếm có nhất thế giới trong những mẫu thiết kế mang âm hưởng hiện đại. Dưới bàn tay tài ba của Francesca Amfitheatrof – Giám đốc thiết kế của nhà Tiffany & Co., những viên ngọc quý trở thành tâm điểm của các thiết kế mang tính ứng dụng cao, từ đó tôn lên nét duyên dáng và uyển chuyển vô song. Không hề cầu kỳ hay cứng nhắc, bộ sưu tập trang sức cao cấp này truyền tải trọn vẹn vẻ đẹp xa xỉ mà chẳng chút phô trương.Những con số đáng nhớ:
200: Số mẫu trang sức trong bộ sưu tập Blue Book (lần thứ 17) năm 2016.
80 triệu đô-la Mỹ: Giá trị ước tính của bộ sưu tập.
15: Số màu kim cương trong bộ sưu tập.
30: Số kiểu mặt cắt của đá quý.
52,8 cara: Trọng lượng của viên đá lớn nhất trong Blue Book – viên đá aquamarine gắn trên chuỗi dây chuyền với thiết kế ba vòng.
18: Số tháng để các nghệ nhân hoàn thiện bộ sưu tập.
15 triệu đô-la Mỹ: Mức giá của món đồ trang sức đắt nhất thuộc bộ sưu tập Blue Book – chiếc dây chuyền bạch kim khảm kim cương nhằm tôn vinh vẻ đẹp không tì vết của viên kim cương nước D nặng 40,22 cara.
2. Silvia Furmanovich
Chất liệu
Trong hành trình khám phá rừng Amazon, nhà thiết kế người Brazil Silvia Furmanovich đã tình cờ nhìn thấy các nghệ nhân địa phương sử dụng chất liệu gỗ Brazil để khảm tranh. Và cuộc gặp gỡ đó đã khơi nguồn cảm hứng để Silvia giới thiệu bộ sưu tập vòng và khuyên tai ngoại cỡ, với các chi tiết hoa văn được tạo thành từ những vân gỗ độc đáo cùng nhiều viên đá màu rực rỡ.Chất liệu gỗ Brazil được sử dụng trong bộ sưu tập bao gồm gỗ phong đỏ muirapiranga, gỗ tatajuba vàng, gỗ roxinho tía và gỗ azul carvalho. Các mẫu vòng và khuyên tai đều được dựng trên khung vàng 18k và đính đá quý.
3. Hemmerle
Chủ nghĩa cách tân
Những sáng tạo mới nhất của Hemmerle một lần nữa khẳng định vị trí một trong những thương hiệu cách tân nhất thế giới của hãng kim hoàn có trụ sở tại Munich. Được ra mắt vào tháng 3 năm 2016m bộ sưu tập [AL] Project kết hợp chất liệu nhôm anod màu với những viên kim cương và đá quý đặc sắc nhất trong mẫu trâm cài và 15 đôi khuyên tai quyến rũ, bao gồm cả mẫu khuyên tai hình hoa trên.Những con số đáng nhớ:
1: Xưởng sản xuất của Hemmerle, nơi các thợ kim hoàn sẽ nung chảy và pha trộn các loại kim loại với nhau để tạo ra những sắc màu riêng cho thương hiệu.
300: Số lượng mẫu trang sức được hãng chế tạo mỗi năm.
1893: Năm thành lập của Hemmerle, thời điểm khi hãng còn sản xuất trang sức cho Cung điện Bavaria. Hemmerle hiện được quản lý bởi các thành viên thế hệ thứ 3 và 4.
4. Cindy Chao the Art Jewel
Thiết kế hình hoa
Nhà thiết kế trang sức người Đài Loan Cindy Chao luôn được biết đến bởi sự tỉ mẩn trong từng chi tiết. Cô có thể dành hàng tháng, thậm chí là hàng năm, để trau chuốt các sản phẩm của mình. Gần đây nhất, Cindy Chao vừa cho xuất xưởng chiếc vòng hoa tay họa tiết hồng đính đá kunzite – một tuyệt tác chậm trỗ hình hoa khảm kim cương và đá màu độc đáo.Những con số đáng nhớ:
70,46 cara: Trọng lượng của viên đá kunzite mặt cắt tròn, cùng 3,57 ngọc ốc xà cừ và 42,46 cara kim cương và sapphire hồng.
9: Số tháng cần có để hoàn thành tuyệt tác này.
5. James de Givenchy for Taffin
Những sắc màu
Với thiết kế nhiều màu sắc, James de Givenchy đã tạo ra cho công ty Taffin của mình những mẫu trang sức mà ông gọi là “trẻ trung và hạnh phúc”. Các tác phẩm sáng tạo là minh chứng cho khả năng kết hợp tài tình của nhà thiết kế: Nhẫn ceramic đính đá topaz, và khuyên tai đính đá kunzite và sapphire Montana với điểm nhất ceramic trắng.Những con số đáng nhớ:
6: Số giờ tối thiểu cần có để dựng khung ceramic cho một viên đá.
58: Số lượng mẫu trang sức được thiết kế với ceramic màu của Taffin.
10: Số màu ceramic từng được sử dụng.
6. Nikos Koulis
Nhẫn đính hôn
Nhà thiết kế người Hy Lạp Nikos Koulis đã đưa phong cách nghệ thuật Art Deco vào các mẫu nhẫn đính hôn Oui của mình. Với kiểu dáng hiện đại và vô cùng ấn tượng, bộ sưu tập nhẫn của Nikos chính là màn phô diễn của kim cương trắng, ngọc lục bảo cùng lớp men đen bóng.Tên gọi của bộ sưu tập – Oui trong tiéng Pháp nghĩa là “Vâng/Có” – thể hiện mong muốn của nhà thiết kế rằng không ai từ chối chiếc nhẫn này. Những viên kim cương của bộ sưu tập Oui có nhiều hình dáng và kích cỡ, bao gồm kim cương mặt cắt emerald và mặt cắt cushion.
7. Siegelson
Phong cách Vintage
Nhà buôn trang sức và đá quý Lee Siegelson – thành viên thế hệ thứ ba của công ty gia đình có trụ sở tại Manhattan – là chủ nhân của rất nhiều mẫu trang sức giá trị nhất thế kỷ XX. Hai tuyệt phẩm mang hơi thở Art Deco trong hình (từ trên xuống: Jean Fouquet và Cartier) thể hiện gu thẩm mỹ tinh tế của ông với những mặt hàng xa xỉ.Những con số đáng nhớ:
1926: Chiếc vòng tay Jean Fouquet được trình làng, với tâm điểm là những viên aquamarine nặng 100 cara, cùng 232 viên kim cương có mặt cắt đơn và mặt cắt kiểu Old European.
184: Số viên kim cương tròn đã được khảm trên chiếc vòng tay Cartier có từ khoảng năm 1925, cùng 58 viên ngọc lục bảo với mặt cắt Buff-top, đá onyx và được tráng men đen.
Thập niên 1800: Thời điểm khi Charles Bruguier chế tạo ra chiếc hộp nhạc Thụy Sĩ yêu thích của Siegelson – một tuyệt phẩm được con cháu ông vô cùng trân trọng và được chính ông tuyên bố sẽ không bao giờ đem bán.