“Phấn son tô điểm sơn hà

Làm cho rõ mặt đàn bà nước Nam”

(bìa 1 tạp chí Phụ nữ tân văn, số 28, ra ngày 7/11/1929)


Nhìn lại các vấn đề về quyền phụ nữ/nữ quyền của Việt Nam thời hiện đại, từ đầu thế kỷ 20, thường có hai ngộ nhận chính. Thứ nhất, Việt Nam không có khái niệm này cho đến cuối thế kỷ 20 khi văn hóa nước ngoài “du nhập”. Thứ hai, nếu có, thì cũng từ cái nhìn áp đặt của nam giới, chứ nữ giới không có tiếng nói hoặc hành động tự thân.


Phải xác định ngay rằng mâu thuẫn hoặc mất bình quyền nam giới/nữ giới cũng giống như giàu/nghèo thì ở đâu, thời nào cũng có, tùy mức độ mà thôi. Một ví dụ: Năm 2015, tại lễ trao giải Oscar, nữ diễn viên Patricia Arquette đã phát biểu “chúng ta cần quyền bình đẳng cho phụ nữ ở Hoa Kỳ ngay lúc này”. Việt Nam cũng vậy, nhưng biểu hiện và mức độ khác. Các nghiên cứu cho thấy, dù đi đô hộ, nhưng có không ít hành động của nữ quyền và vì nữ quyền ở Việt Nam thời bấy giờ đã được Pháp tiếp nhận, học hỏi.


Năm 1887, báo cáo về giáo dục ở Bắc kỳ của Gustave Dumoutier cho thấy có 4 trường tiểu học nữ, trong đó 2 ở Hà Nội, 1 ở Hải Phòng và 1 ở Nam Định. Năm 1906, Đông Kinh nghĩa thục đã có lớp học dành cho nữ, con gái thứ năm của Lương Văn Can đứng lớp, vì bà biết Quốc ngữ. Năm 1910, trường công lập Pháp-Việt dành cho nữ sinh được mởởHàNội,mộtbàđầmlàmđốchọc,vàicôgiáo dạy Quốc ngữ và đánh vần đến từ Sài Gòn, hai ông giáo dạy Pháp tự, và vài giờ học chữ Nho/tuần.


Năm 1918, Nữ giới chung (Tiếng chuông của phụ nữ) ra đời tại Sài Gòn, do nữ sĩ Sương Nguyệt Anh làm chủ bút. Đây là tờ báo đầu tiên của phụ nữ Việt Nam, dành nhiều trang thảo luận về bình đẳng giới và nữ quyền. Cũng năm này, Đạm Phương nữ sử xuất hiện trên rất nhiều báo và tạp chí như Nam Phong, Phụ nữ thời đàm, Tiếng dân, Trung Bắc tân văn... bàn về vị trí của phụ nữ trong xã hội.


Những cuốn sách đầu tiên về nữ quyền có lẽ là Nữ sinh độc bản (1926, Hải Phòng) của Trịnh Đình Rư, đề cao việc con gái để canh tân đất nước. Năm 1927, Phan Bội Châu in sách giáo khoa Nữ quốc dân tu tri tại Huế. Tại Vĩnh Long, Đặng Văn Bảy viết Nam nữ bình quyền khá sớm, sau đó thì ấn bản lần đầu năm 1928 tại Nhà in Tam Thanh (Sài Gòn).


"Phải xác định ngay rằng mâu thuẫn hoặc mất bình quyền nam giới/nữ giới cũng giống như giàu/nghèo thì ở đâu, thời nào cũng có, tùy mức độ mà thôi."


Chính từ các làn sóng này, mà ngày 6/1/1946, ngay Quốc hội khóa 1 của Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa bầu, nam nữ từ 18 tuổi trở lên đều được đi bầu cử. Năm 1960, bà Trần Lệ Xuân thúc đẩy việc ra Đạo luật Gia đình, để phụ nữ được bình đẳng trong gia đình của mình. Một so sánh nhỏ, năm 1971 tại Thụy Sĩ thì phụ nữ mới có quyền tham gia bầu cử liên bang.


Nhìn rất sơ lược lại chuyện trăm năm của nữ quyền Việt Nam, các mong muốn phụ nữ nói/viết/ hành động về phụ nữ mà các tờ Đông cổ tùng báo, Đông Dương tạp chí, Nữ giới chung... đặt ra thì đều đã được vượt qua.