Cách đây chưa lâu, đã có một câu trắc nghiệm bị coi là viển vông. Liệu sẽ đến bao giờ thì một gia đình trung lưu người Việt thế lực bình thường sẽ sở hữu một chiếc xe hơi. Bởi cũng chỉ khoảng hơn ba chục năm trước, khi mà nền văn minh xe đạp Việt đang thời hoàng kim, vài tờ báo lớn cũng đặt cái câu hỏi ấy cho xe máy. Rồi chỉ cần đến năm chẵn hai nghìn, người ta đã nghẹn ngào có câu trả lời. Khắp mọi miền đất nước, từ sầm uất đô thị đến hẻo lánh vùng quê, phương tiện kinh hoàng để di chuyển chính là xe “bình bịch”. Một nền văn hóa thong thả lúa nước phương Đông đã cuồng loạn động đậy, nó đã bị đổ xăng.
Thực ra, từ khái niệm mô tô lên tới ô tô cũng chẳng phải là thăm thẳm gì. Xe đạp xe máy rồi xe hơi, đều là tinh hoa sản phẩm của nền văn minh cơ khí phương Tây. Trong khi hối hả vừa khai hóa vừa cướp bóc tài nguyên để biến Annammít thành thuộc địa, người Pháp vô tình đã dạy người Việt đi các loại phương tiện này. Với bản chất văn hóa âm tính trọng nông, người Việt dễ dàng thuận hòa với xe đạp. Những chiếc xe đạp luôn đồng hành cùng dân tộc trong suốt hai cuộc chiến chống Pháp rồi chống Mỹ. Tới lúc hòa bình thư dãn, nó thăng hoa thành một giá trị sang trọng của những tay chơi. Hôn nhân và tình yêu long lanh đẹp thêm khi sở hữu một chiếc Peugeot cổ cao phanh rút. Nói như nhà văn Nguyễn Tuân, chiếc xe đạp đã quen thuộc như con chó con mèo trong mỗi nhà.
Xe máy bước vào cuộc sống người Việt vất vả hơn, lý do hoàn toàn mang tính kinh tế. Mặt bằng sinh hoạt vất vả thời bao cấp làm người ta lưỡng lự khi thấy một tài sản khổng lồ lông nhông chạy ngoài đường. Trong hôn nhân dân gian xuất hiện hình ảnh “thằng gù đi Cup”, nó oai hơn hẳn những đàn ông đẹp giai đi bộ hay mặt rỗ đi lơ (xe đạp Peugeot). Thế rồi Việt Nam đổi mới, nước nổi bèo nổi, thu nhập cho phép xe máy thành tài sản bình thường. Xe máy Dream không còn là giấc mơ, nó thân thương thành con chó con mèo trong mỗi gia đình người Việt.
Vậy còn ô tô, thứ sản phẩm động đậy hoàn hảo bậc nhất của nền văn minh dương tính du mục. Liệu nó có thành một văn hóa gần gũi với người Việt. Cho đến hôm nay, những chiếc xe hơi dân dụng sang trọng vẫn là một thứ xa cách bởi một vài truyền thống sinh hoạt. Thói quen đi xe máy đã ngấm đẫm trong tư duy thị dân. Siêu thị đã thua chợ cóc thì đương nhiên ô tô là một sự bất tiện. Liệu đây có là sự nuối tiếc vô thức về một nền văn hóa vừa tần tảo vừa lôi thôi nông nghiệp. Hao hao như kiểu đám văn nhân cũ kỹ, thích viết bằng bút hơn là bằng bàn phím. Đấy là chưa kể chính những người sử dụng ô tô. Ở họ vắng thiếu một mặt bằng tri thức của văn hóa xe hơi. Khác với người phương Tây đã hoàn thành việc dân chủ hóa ô tô, thì ở ta, kha khá nhiều trọc phú vẫn ngộ nhận và tạo những giá trị ảo khi huyênh hoang được cưỡi trên xe bốn bánh.
Tuy nhiên, nếu ô tô ít chỗ có một quá khứ hội nhập đầy bất trắc thì xe đông chỗ luôn được người Việt hào hứng ưu ái. Có lẽ do dân ta quen sống trong những ngôi nhà ấm cúng “tứ đại đồng đường”. Hình như những cảnh chen chúc nhếch nhác chật chội trên những chuyến xe bus hay xe khách liên tỉnh không quá làm mọi người khó chịu.
Giống như nhiều giá trị thuần Việt khác, văn minh xe hơi ở ta luôn khác với phần còn lại của thế giới.
Thực ra, từ khái niệm mô tô lên tới ô tô cũng chẳng phải là thăm thẳm gì. Xe đạp xe máy rồi xe hơi, đều là tinh hoa sản phẩm của nền văn minh cơ khí phương Tây. Trong khi hối hả vừa khai hóa vừa cướp bóc tài nguyên để biến Annammít thành thuộc địa, người Pháp vô tình đã dạy người Việt đi các loại phương tiện này. Với bản chất văn hóa âm tính trọng nông, người Việt dễ dàng thuận hòa với xe đạp. Những chiếc xe đạp luôn đồng hành cùng dân tộc trong suốt hai cuộc chiến chống Pháp rồi chống Mỹ. Tới lúc hòa bình thư dãn, nó thăng hoa thành một giá trị sang trọng của những tay chơi. Hôn nhân và tình yêu long lanh đẹp thêm khi sở hữu một chiếc Peugeot cổ cao phanh rút. Nói như nhà văn Nguyễn Tuân, chiếc xe đạp đã quen thuộc như con chó con mèo trong mỗi nhà.
Xe máy bước vào cuộc sống người Việt vất vả hơn, lý do hoàn toàn mang tính kinh tế. Mặt bằng sinh hoạt vất vả thời bao cấp làm người ta lưỡng lự khi thấy một tài sản khổng lồ lông nhông chạy ngoài đường. Trong hôn nhân dân gian xuất hiện hình ảnh “thằng gù đi Cup”, nó oai hơn hẳn những đàn ông đẹp giai đi bộ hay mặt rỗ đi lơ (xe đạp Peugeot). Thế rồi Việt Nam đổi mới, nước nổi bèo nổi, thu nhập cho phép xe máy thành tài sản bình thường. Xe máy Dream không còn là giấc mơ, nó thân thương thành con chó con mèo trong mỗi gia đình người Việt.
Vậy còn ô tô, thứ sản phẩm động đậy hoàn hảo bậc nhất của nền văn minh dương tính du mục. Liệu nó có thành một văn hóa gần gũi với người Việt. Cho đến hôm nay, những chiếc xe hơi dân dụng sang trọng vẫn là một thứ xa cách bởi một vài truyền thống sinh hoạt. Thói quen đi xe máy đã ngấm đẫm trong tư duy thị dân. Siêu thị đã thua chợ cóc thì đương nhiên ô tô là một sự bất tiện. Liệu đây có là sự nuối tiếc vô thức về một nền văn hóa vừa tần tảo vừa lôi thôi nông nghiệp. Hao hao như kiểu đám văn nhân cũ kỹ, thích viết bằng bút hơn là bằng bàn phím. Đấy là chưa kể chính những người sử dụng ô tô. Ở họ vắng thiếu một mặt bằng tri thức của văn hóa xe hơi. Khác với người phương Tây đã hoàn thành việc dân chủ hóa ô tô, thì ở ta, kha khá nhiều trọc phú vẫn ngộ nhận và tạo những giá trị ảo khi huyênh hoang được cưỡi trên xe bốn bánh.
Tuy nhiên, nếu ô tô ít chỗ có một quá khứ hội nhập đầy bất trắc thì xe đông chỗ luôn được người Việt hào hứng ưu ái. Có lẽ do dân ta quen sống trong những ngôi nhà ấm cúng “tứ đại đồng đường”. Hình như những cảnh chen chúc nhếch nhác chật chội trên những chuyến xe bus hay xe khách liên tỉnh không quá làm mọi người khó chịu.
Giống như nhiều giá trị thuần Việt khác, văn minh xe hơi ở ta luôn khác với phần còn lại của thế giới.