Cuộc đua ngành hàng không đòi hỏi máy bay điện phải được sản xuất theo mô hình xe hơi (taxi bay) để đáp ứng nhu cầu trong vòng 10 năm tới.
Các hãng xe và eVTOL (taxi bay) là hai phạm trù xem ra chẳng có gì ăn nhập. Tuy nhiên, cuộc đua trong lĩnh vực hàng không đòi hỏi các dòng máy bay chạy điện phải được sản xuất theo mô hình xe hơi may ra mới đáp ứng kịp nhu cầu thị trường trong 10 năm tới. Đó là nguyên nhân lý giải cho sự hợp tác giữa một số hãng xe và các nhà phát triển eVTOL, như thể một đôi bạn cùng tiến.
Ngoài danh tiếng, các startup trong lĩnh vực hàng không còn nhận được nguồn vốn, sự trợ giúp về công nghệ cũng như những lời khuyên bổ ích từ các hãng xe. Về phía mình, các nhà sản xuất ô tô học được nhiều thứ về chất liệu hiện đại cùng yếu tố khí động học từ ngành hàng không. “Hầu như mọi công ty phát triển eVTOL đều có sự kết nối với hãng xe hơi theo cách này hay cách khác: Hoặc tiền đầu tư, hoặc hỗ trợ vận hành.” – Edison Yu, nhà phân tích của Deutsche Bank, cho hay. Theo ông, lý do chính nằm ở năng lực vận hành được thể hiện qua nỗ lực duy trì công suất của các hãng xe trong nhiều năm trời. Bên cạnh đó là một dây chuyền cung ứng đa dạng và ổn định.
Đình đám nhất phải kể đến màn bắt tay giữa Eve – công ty con của Embraer – và hãng xe Porsche đến từ Đức. Theo đại diện hãng bay, mối quan hệ nói trên sẽ giúp Eve giải quyết vấn đề quy mô và năng lực sản xuất. Một startup khác của Đức là Volocopter cũng nhận được sự hậu thuẫn tài chính từ hai ông lớn trong ngành xe hơi. Cụ thể, Geely Holding (chủ sở hữu Volvo) đã đầu tư 55 triệu USD cho Volocopter vào năm 2019 theo phương thức liên doanh nhằm phát triển mảng taxi bay đô thị tại thị trường Trung Quốc. Tập đoàn Daimler thậm chí còn rót tới 90 triệu USD cho Volocopter.
Global 5000 – Nội thất theo phong cách hội họa nhật bản
Vì quá say mê hội họa, chủ nhân của chiếc Global 5000 đã dành luôn bức vách phía sau của chuyên cơ để trưng bày một tác phẩm yêu thích. Điều đáng nói, đây là chiếc chuyên cơ đã 10 năm tuổi với kiểu nội thất nguyên bản nên việc bổ sung một tác phẩm đầy màu sắc bỗng khiến cho cả không gian bừng sáng. Ý tưởng đột phá của ông đến từ việc sử dụng các tông màu nổi theo mô-típ của một tác phẩm hội họa do họa sĩ người Nhật Kazuo Shiraga thể hiện. Điều này không hề bất ngờ vì chính chủ nhân cũng trưng bày bức tranh của Kazuo Shiraga ngay tại tư gia. Thật ra, câu chuyện đến từ công ty thiết kế Winch có trụ sở tại Luân Đôn. Trong một lần tân trang du thuyền, một vị khách giấu tên “than phiền” với Winch là chiếc chuyên cơ của ông có nội thất quá cũ, ghế và veneer gỗ đều đã chuyển màu theo thời gian. Thành ra, ngoài việc bổ sung yếu tố hội họa, các chuyên gia của Winch còn làm mới phần ốp gỗ, ghế da và cả thảm sàn. Dixon – Giám đốc thiết kế của Winch – nhận định, trừ bức họa trên vách, mọi thứ đều được tiết chế để không làm lu mờ điểm nhấn tuyệt vời nhất.